Kylian Mbappé Lottin sinh ngày 20/12/1998. Anh chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Paris Saint-Germain và đội tuyển quốc gia Pháp. Được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, Mbappe nổi tiếng với khả năng rê bóng, tốc độ "thần sầu" và khả năng dứt điểm vượt trội.
Mặc dù bóng đá là niềm đam mê thời thơ ấu của Mbappe, nhưng trước khi đặt toàn tâm toàn ý vào trái bóng, cậu được gia đình cho học chơi sáo tại một nhạc viện địa phương từ 6-11 tuổi.
Mbappe từng tham gia các buổi biểu diễn hợp xướng tại công viên của tòa thị chính Bondy.
Ảnh hưởng từ gia đình
Ngoài sân cỏ là một tiền đạo nhiệt huyết với, Mbappe được mọi người nhận xét là một người có nhân cách.
Kylian Mbappe lớn lên trong căn nhà đối diện với một sân thể thao ở Bondy, vùng ngoại ô nghèo cách thủ đô Paris một chuyến xe buýt và tàu hỏa.
Mẹ anh, Fayza Lamari có tham vọng cho con theo học HEC - trường kinh doanh ưu tú của Pháp nhưng cũng hết lòng ủng hộ con trai theo nghiệp sân cỏ.
Sau này, bà nói với Mbappe: "Nếu con muốn trở thành một cầu thủ bóng đá vĩ đại, trước tiên hãy là một người vĩ đại".
Cha và chú của Mbappe là huấn luyện viên bóng đá. Người cha, Wilfried Mbappe, rất "kín tiếng" trên truyền thông. Tuy nhiên, vì là người giám hộ của con trai nên ông buộc phải xuất hiện tại các trận đấu.
“Tôi đã nói với con trai tôi rằng đừng chỉ nghĩ đến tiền bạc”, Wilfred nói trong một cuộc phỏng vấn.
Mbappe không quá quan tâm đến tiền bạc cũng như không bị "lung lay" bởi sự nổi tiếng. Đó là nhờ sự giáo dục nhân văn của gia đình.
Trách nhiệm của người nổi tiếng
Là một cầu thủ có năng khiếu bẩm sinh, anh cũng đã học được từ cha và chú của mình cách tư duy như một huấn luyện viên trên sân đấu.
Mbappe chính thức ra mắt vào năm 16 tuổi. Sự nghiệp của anh bắt đầu đi lên: ký hợp đồng 145 triệu euro với Paris Saint-Germain, tỏa sáng tại World Cup 2018 và đang cùng đồng đội đứng trước cơ hội lần thứ 2 liên tiếp vô địch giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh.
Mẹ anh dự định thành lập “trường tư thục Kylian Mbappe” ở quê nhà để khuyến khích những đứa trẻ như con bà theo đuổi giấc mơ của mình.
Mbappe cũng tẩy chay các chiến dịch quảng cáo của các nhà tài trợ cho liên đoàn bóng đá Pháp mà anh không tán thành, bao gồm chuỗi thức ăn nhanh KFC, nước ngọt có ga Coca-Cola và công ty cá cược cờ bạc BetClic.
Bảo Huy
Tuy nhiên, số DN trích quỹ này chỉ chiếm 0,02%, chưa đạt cận dưới của quy định là 3%. Việc giải ngân cũng chưa đạt 40%, trong đó có nhiều DN không giải ngân hết phải hoàn nhập quỹ. Điển hình như tập đoàn Công nghiệp cao su phải hoàn nhập quỹ tới 84% (trên 1.384 tỷ đồng/năm).
Theo thống kê mới nhất, số tiền hoàn quỹ là khoảng hơn 22.000 tỷ đồng.
PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, Phó chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 13 đánh giá, đến nay mới chỉ có 0,02% doanh nghiệp trích quỹ, đây là con số “rất đáng quan ngại". Ngoài ra, việc tồn quỹ lên đến 22.000 tỷ đồng chứng tỏ việc sử dụng quỹ đang còn có rất nhiều bất cập.
Cùng nhận định tình hình trích lập quỹ đang có những vấn đề đáng lo ngại, bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Trưởng phòng nghiệp vụ 4, Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho biết thêm, trong số DN trích lập, chủ yếu vẫn là khu vực DN nhà nước.
“Đơn cử như tại VNPT, mức sử dụng quỹ là 90 tỷ trong 842 tỷ đồng, tức chỉ chiếm khoảng 10%. Chúng tôi cũng đã khảo sát về việc sử dụng quỹ tại các DN nhà nước và ngạc nhiên khi chỉ có 11,3% trong số họ có nhu cầu sử dụng quỹ này”, bà Khánh thông tin.
Trích quỹ theo quy mô DN
PGS.TS Lê Bộ Lĩnh cho rằng, cần có thống kê, đánh giá theo các lĩnh vực hoạt động của DN, như lĩnh vực chế biến, chế tạo; lĩnh vực nông nghiệp hay các lĩnh vực khác.
“Các hoạt động khoa học, công nghệ luôn gắn với cơ cấu của nền kinh tế, DN và các lĩnh vực ưu tiên. Chúng ta ưu tiên phát triển công nghệ cao thì các DN trong khu vực công nghệ cao phải được đầu tư nhiều hơn cho khoa học công nghệ”, ông Lĩnh nói.
Ngoài ra, theo ông Lĩnh, đại đa số các DN khoa học công nghệ là vừa và nhỏ, DN mới với doanh thu rất thấp. Nguồn lực hữu hạn nên các họ khó có thể trích quỹ. Do đó, cần phân định việc trích quỹ theo quy mô DN để có chính sách phù hợp với các loại hình, thành phần DN.
Ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ KHCN cũng đánh giá, hiện nay, DN đẩy mạnh nghiên cứu và có doanh thu trước thuế để trích quỹ không nhiều. Chủ yếu các DN vẫn đang ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
“Thay vì lấy số lượng, chỉ cần tập trung ưu tiên hỗ trợ cho 20% số DN thực sự quan tâm tới việc đổi mới công nghệ, và hỗ trợ họ giải quyết được vấn đề của DN là đã đạt được mục tiêu quỹ đề ra”, ông Hải nói.
Quan điểm của Bộ KH-CN là quỹ ưu tiên hỗ trợ đổi mới công nghệ để tạo chuyển biến về vận hành, sản xuất, giá trị hàng hóa và nâng cao sức mạnh của DN. Tuy nhiên, ông Hải nêu: “Không nhiều đơn vị sử dụng quỹ này cho công tác nghiên cứu tìm ra công nghệ mới, mà chỉ sử dụng để sở hữu những công nghệ lõi nhằm nhanh chóng làm thay đổi quy trình sản xuất và nâng cao nội lực”.